Tìm kiếm

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang

Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang


Giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội. Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục đã có những phát triển mới, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc mở rộng quy mô, tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người và chuẩn bị nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy vậy, sự phát triển giáo dục của nước ta còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với vị trí giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chất lượng giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp, công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả.Chiến lược phát triển giáo dục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/11/2001 đã chỉ rõ: “Nguyên nhân của những yếu kém bất cập trước hết là do yếu tố chủ quan, trình độ quản lý giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội; chậm đổi mới cả tư duy và phương thức quản lý... Năng lực của cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được chú trọng nâng cao [6, tr.15]. Một số bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên suy giảm về phẩm chất đạo đức. Nhằm khắc phục nguyên nhân những yếu kém trên, Nghị quyết Đại hội Đảng X khẳng định: “giải pháp then chốt là đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong giáo dục - đào tạo” [11, tr.110]Ban bí thư trung ương Đảng đã Ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 về việc xây dựng, nâng cao Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chỉ thị nêu rõ “năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa ngang tầm với nhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục”. Chế độ, chính sách còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ Nhà Giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện [4, tr.1].Yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thông hiện nay, nhất là chúng ta đã thực hiện đổi mới trương trình và sách giáo khoa lớp 10 và đổi mới trương trình và sách giáo khoa lớp 11, lớp 12 vào các năm tiếp theo đòi hỏi phải thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm tăng cường các điều kiện đảm bảo về Chất lượng giáo viên, về phòng học, các trang thiết bị, về tài chính...Trong đó công tác quản lý giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, có tác dụng quyết định thành công của sự nghiệp giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [25, tr.240]. Trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục trung học phổ thông. Quản lý giáo dục được xem là “khâu đột phá” mở đầu cho việc triển khai những chủ trương và giải pháp được quyết định.Tuyên Quang là tỉnh miền núi, trong đó có 5 huyện và 1 thị xã. Đảng và Nhà nước đã ban hành chế độ chính sách ưu tiên phát triển các tỉnh miền núi, mặc dù vậy, là địa bàn miền núi vùng cao, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm 52,01% tập quán canh tác nhỏ lẻ, lạc hậu, Tuyên Quang vẫn là tỉnh có điểm xuất phát thấp về kinh tế - xã hội và những điều kiện khó khăn trong việc phát triển giáo dục, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến Chất lượng giáo dục của tỉnh.Sau hai mươi năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục đã thu được những thành tựu nhất định: phát triển mạnh quy mô, mạng lưới trường lớp; xoá xã trắng về giáo dục mầm non; hoàn thành phổ cập về giáo dục tiểu học và chống mù chữ năm 1995, Chất lượng giáo dục của tỉnh từng bước được cải thiện. Hệ thống trường tiểu học, trung học cơ sở phủ kín 100% số xã trong tỉnh. Cả tỉnh có 28 trường trung học phổ thông. Tuy vậy, sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục trung học phổ thông nói riêng ở Tuyên Quang còn nhiều nơi và nhiều mặt yếu kém, phát triển chưa vững chắc, cần tiếp tục được củng cố.Trước yêu cầu phát giáo dục và những thay đổi nhanh của môi trường kinh tế xã hội, công tác quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng các trường trung học tỉnh Tuyên Quang nói chung, trường trung học phổ thông nói riêng bộc lộ nhiều yếu kém bất cập. Đội ngũ cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) các trường trung học phổ thông còn yếu kém về năng lực quản lý, mất cân đối về cơ cấu (độ tuổi, trình độ...), Chất lượng quản lý chưa đáp ứng yêu cầu. Điều này bắt nguồn từ các khâu tạo nguồn, quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ sử dụng,... đối với cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông chưa được nghiên cứu và phát triển một cách có cơ sở và có tầm nhìn dài hạn. Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang còn rất ít công trình nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang” với mong muốn cần giải quyết những bức xúc trong giáo dục trung học phổ thông trong tỉnh, nhất là tình hình đổi mới giáo dục hiện nay.