Trong một chuyến đi thăm Việt Nam cách đây hơn 5 năm, trong lúc đợi lên phi cơ,
vào một hiệu sách ở phi trường, tôi có tình cờ đọc được một sách viết về sự phát
triển kinh tế trong thời kỳ toàn cầu hoá ở Á châu và vai trò quan trọng
của các
nhà tư bản bản sứ và Hoa kiều ở Á châu từ gần như tay trắng đã trở thành thế lực
mạnh ở các nước trong vùng. Tác giả cho rằng thế giới sau này sẽ được chi phối
bởi một số các “bộ lạc” đa quốc, liên quốc gia (transnational) chính là Anh, Hoa,
Do Thái, Âu. Mỗi “bộ lạc” gồm các công ty, nhà tư bản cùng văn hoá hay tiếng nói,
hợp tác chung với nhau để cạnh tranh.
CAO HỌC KINH TẾ
CAO HỌC KINH TẾ, CAO HOC KINH TE, CAOHOCKINHTE: LUẬN VĂN CAO HỌC, ĐỀ TÀI CAO HỌC VIỆT NAM
Tìm kiếm
Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013
Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013
Những lối tỏ tình đáng yêu trong ca dao Việt
Những lối tỏ tình đáng yêu trong ca dao Việt
Những Lối Tỏ Tình Ðáng Yêu Trong Ca Dao Việt Bất cứ mối tình nào, cho dù bền chặt, dài lâu hay vội vàng, ngắn ngủi, cho dù lãng mạn, mơ màng như một đêm trăng rằm hay thuần túy chỉ thiên về thực tế, bạc tiền, cho dù xảy ra ở độ tuổi thiếu niên khi người ta còn dại khờ vụng dại mới hăm hở bước vào đời hay là diễn ra ở vào lúc già nua, ‘gần đất xa trời’ thì cũng đều phải có lúc ban đầu khi hai đối tượng trước kia còn xa lạ không quen biết nhau giờ có cơ hội làm quen, có thể chỉ qua điện thoại, thư từ, email, hay diễm phúc hơn là mặt đối mặt. Loài chim thì cất tiếng hót lảnh lót, phô trương bộ cánh đẹp mời gọi nhau.
Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013
Kỹ năng bán hàng
Kỹ năng bán hàng
Có lẽ không lĩnh vực nào của hoạt động kinh doanh lại tạo ra nhiều tranh luận bỏ đi và liên quan trực tiếp tới nhiều nhóm như hoạt động bán hàng. Điều này không làm cho chúng ta ngạc nhiên khi chúng ta nghĩ đến vai trò của hoạt động bán hàng trong việc cung cấp những tiện ích cho khách hàng. Ngay cả những ai không liên quan trực tiếp đến việc bán hàng vẫn dính líu đến nó với vai trò là người tiêu dùng. Có lẽ vì đặc tính quen thuộc này mà không ít người đã có những quan điểm sai lệch về việc bán hàng và về những người bán hàng. Đáng ngạc nhiên hơn nữa là một số người đã bỏ ra một phần cuộc đời cho việc bán hàng cũng có quan niệm sai lầm như thế; có lẽ như ngạn ngữ nói “quen quá hóa nhàm”
Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013
Tôm chân trắng (P vannamei)
Tôm chân trắng (P vannamei)
Tôm chân trắng (P. vannamei) là một trong ba đối tượng nuôi quan trọng nhất của nghề nuôi tôm trên thế giới hiện nay(cùng với tôm sú, tôm he Trung Quốc), là đối tượng có giá trị kinh tế cao thị trường tiêu thụ rộng; phổ thích nghi rộng thời gian sinh trưởng ngắn (2,5 - 3 tháng); năng suất cao (trên 4 tấn/ha), thâm canh có thể đạt đến 20 tấn/ha. Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao mà hiện nay tôm chân trắng đang được người tiêu dung ở các thị trường lớn ưa chuộng.
Tôm chân trắng (P. vannamei) là một trong ba đối tượng nuôi quan trọng nhất của nghề nuôi tôm trên thế giới hiện nay(cùng với tôm sú, tôm he Trung Quốc), là đối tượng có giá trị kinh tế cao thị trường tiêu thụ rộng; phổ thích nghi rộng thời gian sinh trưởng ngắn (2,5 - 3 tháng); năng suất cao (trên 4 tấn/ha), thâm canh có thể đạt đến 20 tấn/ha. Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao mà hiện nay tôm chân trắng đang được người tiêu dung ở các thị trường lớn ưa chuộng.
Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013
Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay
Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay
Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, đất nước ta đang bước vào một thời kỳ phát triển mới: thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, hướng tới kinh tế tri thức và mở rộng hội nhập quốc tế với nhiều thuận lợi và khó khăn, thử thách phải vượt qua. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “Lấy việc phát triển nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng nhấn mạnh: tiếp tục “phát huy nhân tố con người” và “tăng cường nguồn lực con người” để “từng bước phát triển kinh tế tri thức”. Bởi lẽ, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển , đầu tư cho con người chính là tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển , là bảo đảm vững bền cho sự phồn thịnh của mỗi quốc gia. Việc phát triển nguồn nhân lực là “chìa khóa” quyết định thành công của giai đoạn cách mạng mới trên đất nước ta.GD-ĐT có vị trí quan trọng để phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục trong hệ thống trường học với chủ thể là đội ngũ nhà giáo là con đường ngắn nhất và khoa học nhất để truyền thụ tri thức cho học sinh một cách cơ bản có hệ thống và hiệu quả. Hệ thống giáo dục nước ta hiện nay có nhiều cấp học, ngành học được xây dựng chặt chẽ và mang tính phát triển , đội ngũ nhà giáo là lực lượng nòng cốt thực hiện mục tiêu GD-ĐT, là người xây dựng cho học sinh thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, trang bị cho học sinh tri thức và phương pháp tư duy khoa học, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo. Vì vậy, vai trò của đội ngũ nhà giáo rất quan trọng, công việc của họ sẽ để lại dấu ấn trong tương lai. Khi nói về vai trò của đội ngũ nhà giáo, tại hội nghị giáo dục ở Australia năm 1993 các đại biểu đã đưa ra nhận định “Người giáo viên sẽ là người có trách nhiệm làm thay đổi thế giới”. Đảng ta cũng xác định “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh” [10, tr.38-39].Nằm trong cấu trúc chung của hệ thống giáo dục quốc dân, các trường THPT là một cấp học, một bộ phận hữu cơ của giáo dục phổ thông, là cầu nối giữa bậc tiểu học, THCS với bậc đại học. Nếu giáo dục đại học là khâu trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia quá trình CNH, HĐH đất nước, thì giáo dục THPT là khâu chuẩn bị cho học sinh THPT – bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Ở cấp học này, đội ngũ nhà giáo có vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo học sinh thành nguồn nhân lực có tri thức, có năng lực và phẩm chất, có đủ điều kiện để tiếp cận bậc GD-ĐT cao hơn hoặc lao động ở một ngành nghề cụ thể khi chưa có khả năng học tiếp. Nhưng hiện nay trong các trường THPT, “đội ngũ nhà giáo vừa thiếu lại vừa thừa, một bộ phận nhỏ nhà giáo chưa đạt chuẩn đào tạo, một số thiếu năng lực giảng dạy và tinh thần trách nhiệm. Đáng lo ngại là tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đã làm xói mòn phẩm chất của một số nhà giáo gây ảnh hưởng xấu đến uy tín người thầy trong xã hội” [4, tr.21]. Điều đó làm hạn chế việc thực hiện vai trò đào tạo nguồn nhân lực của đội ngũ nhà giáo, là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng: nhiều học sinh kiến thức lệch lạc, thiếu hiểu biết các vấn đề chính trị - xã hội, một bộ phận học sinh suy thoái về đạo đức, lối sống; phần lớn học sinh sau khi tốt nghiệp THPT thiếu khả năng tự tìm kiếm việc làm, chưa vững vàng trước những biến đổi phức tạp của cuộc sống. Chất lượng đào tạo ở cấp học này chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Đặc biệt, vào thời điểm hiện nay dấu hiệu một cuộc khủng hoảng GD-ĐT đã đến mức khiến xã hội phải lên tiếng.Là người đã từng trực tiếp tham gia công tác giáo dục ở một trường THPT thuộc tỉnh Thái Bình, mong muốn qua việc khảo sát vai trò của đội ngũ nhà giáo ở một tỉnh để có thể phát hiện những tiềm năng đang tiềm tàng, khơi dậy năng lực sáng tạo, nhiệt tình cống hiến của đội ngũ nhà giáo trong công tác giáo dục thế hệ công dân mới của đất nước, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay” .
Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, đất nước ta đang bước vào một thời kỳ phát triển mới: thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, hướng tới kinh tế tri thức và mở rộng hội nhập quốc tế với nhiều thuận lợi và khó khăn, thử thách phải vượt qua. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “Lấy việc phát triển nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Đại hội lần thứ IX của Đảng cũng nhấn mạnh: tiếp tục “phát huy nhân tố con người” và “tăng cường nguồn lực con người” để “từng bước phát triển kinh tế tri thức”. Bởi lẽ, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển , đầu tư cho con người chính là tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển , là bảo đảm vững bền cho sự phồn thịnh của mỗi quốc gia. Việc phát triển nguồn nhân lực là “chìa khóa” quyết định thành công của giai đoạn cách mạng mới trên đất nước ta.GD-ĐT có vị trí quan trọng để phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục trong hệ thống trường học với chủ thể là đội ngũ nhà giáo là con đường ngắn nhất và khoa học nhất để truyền thụ tri thức cho học sinh một cách cơ bản có hệ thống và hiệu quả. Hệ thống giáo dục nước ta hiện nay có nhiều cấp học, ngành học được xây dựng chặt chẽ và mang tính phát triển , đội ngũ nhà giáo là lực lượng nòng cốt thực hiện mục tiêu GD-ĐT, là người xây dựng cho học sinh thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, trang bị cho học sinh tri thức và phương pháp tư duy khoa học, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo. Vì vậy, vai trò của đội ngũ nhà giáo rất quan trọng, công việc của họ sẽ để lại dấu ấn trong tương lai. Khi nói về vai trò của đội ngũ nhà giáo, tại hội nghị giáo dục ở Australia năm 1993 các đại biểu đã đưa ra nhận định “Người giáo viên sẽ là người có trách nhiệm làm thay đổi thế giới”. Đảng ta cũng xác định “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh” [10, tr.38-39].Nằm trong cấu trúc chung của hệ thống giáo dục quốc dân, các trường THPT là một cấp học, một bộ phận hữu cơ của giáo dục phổ thông, là cầu nối giữa bậc tiểu học, THCS với bậc đại học. Nếu giáo dục đại học là khâu trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia quá trình CNH, HĐH đất nước, thì giáo dục THPT là khâu chuẩn bị cho học sinh THPT – bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Ở cấp học này, đội ngũ nhà giáo có vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo học sinh thành nguồn nhân lực có tri thức, có năng lực và phẩm chất, có đủ điều kiện để tiếp cận bậc GD-ĐT cao hơn hoặc lao động ở một ngành nghề cụ thể khi chưa có khả năng học tiếp. Nhưng hiện nay trong các trường THPT, “đội ngũ nhà giáo vừa thiếu lại vừa thừa, một bộ phận nhỏ nhà giáo chưa đạt chuẩn đào tạo, một số thiếu năng lực giảng dạy và tinh thần trách nhiệm. Đáng lo ngại là tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đã làm xói mòn phẩm chất của một số nhà giáo gây ảnh hưởng xấu đến uy tín người thầy trong xã hội” [4, tr.21]. Điều đó làm hạn chế việc thực hiện vai trò đào tạo nguồn nhân lực của đội ngũ nhà giáo, là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thực trạng: nhiều học sinh kiến thức lệch lạc, thiếu hiểu biết các vấn đề chính trị - xã hội, một bộ phận học sinh suy thoái về đạo đức, lối sống; phần lớn học sinh sau khi tốt nghiệp THPT thiếu khả năng tự tìm kiếm việc làm, chưa vững vàng trước những biến đổi phức tạp của cuộc sống. Chất lượng đào tạo ở cấp học này chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu đặt ra. Đặc biệt, vào thời điểm hiện nay dấu hiệu một cuộc khủng hoảng GD-ĐT đã đến mức khiến xã hội phải lên tiếng.Là người đã từng trực tiếp tham gia công tác giáo dục ở một trường THPT thuộc tỉnh Thái Bình, mong muốn qua việc khảo sát vai trò của đội ngũ nhà giáo ở một tỉnh để có thể phát hiện những tiềm năng đang tiềm tàng, khơi dậy năng lực sáng tạo, nhiệt tình cống hiến của đội ngũ nhà giáo trong công tác giáo dục thế hệ công dân mới của đất nước, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay” .
Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013
Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang
Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang
Giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội. Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục đã có những phát triển mới, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc mở rộng quy mô, tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người và chuẩn bị nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy vậy, sự phát triển giáo dục của nước ta còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với vị trí giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chất lượng giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp, công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả.Chiến lược phát triển giáo dục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/11/2001 đã chỉ rõ: “Nguyên nhân của những yếu kém bất cập trước hết là do yếu tố chủ quan, trình độ quản lý giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội; chậm đổi mới cả tư duy và phương thức quản lý... Năng lực của cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được chú trọng nâng cao [6, tr.15]. Một số bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên suy giảm về phẩm chất đạo đức. Nhằm khắc phục nguyên nhân những yếu kém trên, Nghị quyết Đại hội Đảng X khẳng định: “giải pháp then chốt là đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong giáo dục - đào tạo” [11, tr.110]Ban bí thư trung ương Đảng đã Ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 về việc xây dựng, nâng cao Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chỉ thị nêu rõ “năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa ngang tầm với nhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục”. Chế độ, chính sách còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ Nhà Giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện [4, tr.1].Yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thông hiện nay, nhất là chúng ta đã thực hiện đổi mới trương trình và sách giáo khoa lớp 10 và đổi mới trương trình và sách giáo khoa lớp 11, lớp 12 vào các năm tiếp theo đòi hỏi phải thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm tăng cường các điều kiện đảm bảo về Chất lượng giáo viên, về phòng học, các trang thiết bị, về tài chính...Trong đó công tác quản lý giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, có tác dụng quyết định thành công của sự nghiệp giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [25, tr.240]. Trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục trung học phổ thông. Quản lý giáo dục được xem là “khâu đột phá” mở đầu cho việc triển khai những chủ trương và giải pháp được quyết định.Tuyên Quang là tỉnh miền núi, trong đó có 5 huyện và 1 thị xã. Đảng và Nhà nước đã ban hành chế độ chính sách ưu tiên phát triển các tỉnh miền núi, mặc dù vậy, là địa bàn miền núi vùng cao, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm 52,01% tập quán canh tác nhỏ lẻ, lạc hậu, Tuyên Quang vẫn là tỉnh có điểm xuất phát thấp về kinh tế - xã hội và những điều kiện khó khăn trong việc phát triển giáo dục, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến Chất lượng giáo dục của tỉnh.Sau hai mươi năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục đã thu được những thành tựu nhất định: phát triển mạnh quy mô, mạng lưới trường lớp; xoá xã trắng về giáo dục mầm non; hoàn thành phổ cập về giáo dục tiểu học và chống mù chữ năm 1995, Chất lượng giáo dục của tỉnh từng bước được cải thiện. Hệ thống trường tiểu học, trung học cơ sở phủ kín 100% số xã trong tỉnh. Cả tỉnh có 28 trường trung học phổ thông. Tuy vậy, sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục trung học phổ thông nói riêng ở Tuyên Quang còn nhiều nơi và nhiều mặt yếu kém, phát triển chưa vững chắc, cần tiếp tục được củng cố.Trước yêu cầu phát giáo dục và những thay đổi nhanh của môi trường kinh tế xã hội, công tác quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng các trường trung học tỉnh Tuyên Quang nói chung, trường trung học phổ thông nói riêng bộc lộ nhiều yếu kém bất cập. Đội ngũ cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) các trường trung học phổ thông còn yếu kém về năng lực quản lý, mất cân đối về cơ cấu (độ tuổi, trình độ...), Chất lượng quản lý chưa đáp ứng yêu cầu. Điều này bắt nguồn từ các khâu tạo nguồn, quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ sử dụng,... đối với cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông chưa được nghiên cứu và phát triển một cách có cơ sở và có tầm nhìn dài hạn. Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang còn rất ít công trình nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang” với mong muốn cần giải quyết những bức xúc trong giáo dục trung học phổ thông trong tỉnh, nhất là tình hình đổi mới giáo dục hiện nay.
Giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội. Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục đã có những phát triển mới, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc mở rộng quy mô, tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người và chuẩn bị nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy vậy, sự phát triển giáo dục của nước ta còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với vị trí giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chất lượng giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp, công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả.Chiến lược phát triển giáo dục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/11/2001 đã chỉ rõ: “Nguyên nhân của những yếu kém bất cập trước hết là do yếu tố chủ quan, trình độ quản lý giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội; chậm đổi mới cả tư duy và phương thức quản lý... Năng lực của cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được chú trọng nâng cao [6, tr.15]. Một số bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên suy giảm về phẩm chất đạo đức. Nhằm khắc phục nguyên nhân những yếu kém trên, Nghị quyết Đại hội Đảng X khẳng định: “giải pháp then chốt là đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong giáo dục - đào tạo” [11, tr.110]Ban bí thư trung ương Đảng đã Ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 về việc xây dựng, nâng cao Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chỉ thị nêu rõ “năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chưa ngang tầm với nhu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục”. Chế độ, chính sách còn bất hợp lý, chưa tạo được động lực đủ mạnh để phát huy tiềm năng của đội ngũ này. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ Nhà Giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện [4, tr.1].Yêu cầu đổi mới giáo dục trung học phổ thông hiện nay, nhất là chúng ta đã thực hiện đổi mới trương trình và sách giáo khoa lớp 10 và đổi mới trương trình và sách giáo khoa lớp 11, lớp 12 vào các năm tiếp theo đòi hỏi phải thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm tăng cường các điều kiện đảm bảo về Chất lượng giáo viên, về phòng học, các trang thiết bị, về tài chính...Trong đó công tác quản lý giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, có tác dụng quyết định thành công của sự nghiệp giáo dục. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [25, tr.240]. Trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục trung học phổ thông. Quản lý giáo dục được xem là “khâu đột phá” mở đầu cho việc triển khai những chủ trương và giải pháp được quyết định.Tuyên Quang là tỉnh miền núi, trong đó có 5 huyện và 1 thị xã. Đảng và Nhà nước đã ban hành chế độ chính sách ưu tiên phát triển các tỉnh miền núi, mặc dù vậy, là địa bàn miền núi vùng cao, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm 52,01% tập quán canh tác nhỏ lẻ, lạc hậu, Tuyên Quang vẫn là tỉnh có điểm xuất phát thấp về kinh tế - xã hội và những điều kiện khó khăn trong việc phát triển giáo dục, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến Chất lượng giáo dục của tỉnh.Sau hai mươi năm đổi mới, sự nghiệp giáo dục đã thu được những thành tựu nhất định: phát triển mạnh quy mô, mạng lưới trường lớp; xoá xã trắng về giáo dục mầm non; hoàn thành phổ cập về giáo dục tiểu học và chống mù chữ năm 1995, Chất lượng giáo dục của tỉnh từng bước được cải thiện. Hệ thống trường tiểu học, trung học cơ sở phủ kín 100% số xã trong tỉnh. Cả tỉnh có 28 trường trung học phổ thông. Tuy vậy, sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục trung học phổ thông nói riêng ở Tuyên Quang còn nhiều nơi và nhiều mặt yếu kém, phát triển chưa vững chắc, cần tiếp tục được củng cố.Trước yêu cầu phát giáo dục và những thay đổi nhanh của môi trường kinh tế xã hội, công tác quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng các trường trung học tỉnh Tuyên Quang nói chung, trường trung học phổ thông nói riêng bộc lộ nhiều yếu kém bất cập. Đội ngũ cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) các trường trung học phổ thông còn yếu kém về năng lực quản lý, mất cân đối về cơ cấu (độ tuổi, trình độ...), Chất lượng quản lý chưa đáp ứng yêu cầu. Điều này bắt nguồn từ các khâu tạo nguồn, quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ sử dụng,... đối với cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông chưa được nghiên cứu và phát triển một cách có cơ sở và có tầm nhìn dài hạn. Vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang còn rất ít công trình nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang” với mong muốn cần giải quyết những bức xúc trong giáo dục trung học phổ thông trong tỉnh, nhất là tình hình đổi mới giáo dục hiện nay.
Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ từ 1986 đến 2001
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ từ 1986 đến 2001
Chương 1: ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRƯỚC NĂM 19861.1. Khái quát đặc điểm lịch sử, văn hóa và tình hình kinh tế - xã hội Lào1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Nhân dân cách mạng Lào về xây dựng đội ngũ cán bộ nữ1.3. Đội ngũ cán bộ nữ ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trước năm 1986Chương 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2001. MỘT SỐ KINH NGHIỆM2.1. Quá trình Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ từ năm 1986 đến 20012.2. Những thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm rút ra trong quá trình 15 năm lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (1986-2001)2.3. Tình hình, nhiệm vụ mới và yêu cầu đặt ra để xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân LàoKẾT LUẬN
Chương 1: ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRƯỚC NĂM 19861.1. Khái quát đặc điểm lịch sử, văn hóa và tình hình kinh tế - xã hội Lào1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Nhân dân cách mạng Lào về xây dựng đội ngũ cán bộ nữ1.3. Đội ngũ cán bộ nữ ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trước năm 1986Chương 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NỮ TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2001. MỘT SỐ KINH NGHIỆM2.1. Quá trình Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ từ năm 1986 đến 20012.2. Những thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm rút ra trong quá trình 15 năm lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (1986-2001)2.3. Tình hình, nhiệm vụ mới và yêu cầu đặt ra để xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân LàoKẾT LUẬN
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)